Tủ lạnh cũ, tủ lạnh mới mua về thường hay có hiện tượng nóng bất thường ở 2 bên. Điều này khiến người dùng không thôi lo lắng, vậy nguyên nhân là do đâu?
Để tìm cách giải quyết cho vấn đề, bạn nên tìm hiểu lại thói quen trong quá trình sử dụng tủ lạnh của mình. Bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia, đến 70% căn nguyên vấn đề này nằm ở người dùng, cụ thể như sau:
- Hiện tượng bình thường: Tủ lạnh bị nóng nhẹ 2 bên hông. Lúc này không có tiếng kêu hay rung lắc, chỉ sờ tay vào thành tủ sẽ thấy ấm. Đây không phải là dấu hiệu hư hỏng, người dùng không có gì phải lo lắng. Dàn nóng của tủ lạnh được phân bố 2 bên thành tủ, khi hoạt động, tủ sẽ tản nhiệt thông qua dàn nóng, điều này làm nhiệt độ tăng lên một chút ở 2 bên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn sờ vào lúc nào cũng thấy tủ mát lạnh, hãy lưu ý kiểm tra xem xốp cách nhiệt có bị hư không. Nếu tủ không nóng 2 bên chứng tỏ không tản nhiệt được, khả năng hư hỏng rất cao.
- Tủ bị nóng lên do hư hỏng: Tủ nóng lên là báo hiệu cho hư hỏng, nếu vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng này lâu dài, bạn sẽ không thể tránh khỏi phải liên hệ đơn vị sửa tủ lạnh tại nhà. Nguyên nhân chính là vì:
+ Bạn đã đặt tủ lạnh ở vị trí bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào, điều này làm cho tủ bị hun nóng, tản nhiệt kém, máy lại phải hoạt động vất vả hơn để có thể làm lạnh tránh cái nóng bên ngoài.
+ Bạn đặt tủ lạnh trong một không gian quá chật hẹp, gò bó, đặc biệt phần lưng tủ dựa quá sát tường, như vậy sẽ làm cho tủ không có không gian thoát nhiệt, gây ra hiện tượng tủ bị nóng 2 bên.
+ Tủ lạnh bị đặt gần ngay các vật nóng như bếp từ, bếp điện, bếp gas, lò sưởi, đèn sưởi,…gây hiện tượng bị hun nhiệt, nóng lên.
+ Nguồn điện nhà bạn không đảm bảo, thường xuyên tắt/bật, tủ phải khởi động nhiều lần gây ra việc nóng lên do tốn năng lượng.
Còn một nguyên nhân khác không phải do người dùng, đó chính là hệ thống máy nén của tủ có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn nên gọi điện đến các trung tâm sửa chữa tủ lạnh Lg Hà Nội để được hỗ trợ giải quyết.