Một số gia đình không nắm được những nguy hiểm chết người khi để nước có gas trong ngăn đá tủ lạnh, dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm vì hành động tưởng chừng vô hại này.
Những tai nạn đáng tiếc khi để đồ uống có gas đông đá trong tủ lạnh
Thời tiết mùa hè nóng nực, một lon nước có gas ướp lạnh chính là loại thần dược tốt nhất chữa bệnh nóng. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để ướp lạnh bằng ngăn mát thông thường, vì thế, đôi lúc, một vải người chọn làm lạnh bằng cách cho trực tiếp lon nước chưa khui nắp vào trong ngăn đá. Nếu canh chừng thời gian lấy ra nhanh, sẽ không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, nếu bạn để lon nước đông đá, chắc chắn nguy hiểm sẽ xảy ra!
Cụ thể, lon nước sẽ nổ tung. Nếu nhẹ thì vụn nước đá bắn tung tóe làm bẩn ngăn tủ lạnh nhà bạn. Nặng hơn chút nữa, hiện tượng này có thể làm bật tung cửa máy, gây hỏng nặng cánh quạt và các chi tiết bên trong máy.
Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là khả năng lon nước nổ gây ra thương tích cho cơ thể. Đã có rất nhiều trường hợp cấp cứu trên thế giới mà nguyên nhân là do lon nước ngọt gây ra, đặc biệt là tổn thương ở các bộ phận tay – mắt – ngực – những vị trí tiếp xúc đầu tiên khi con người cố lấy lon nước đóng băng từ trong tủ lạnh ra.
Nguyên nhân hiện tượng nước có gas nổ trong ngăn đá
Vì sao các loại nước lọc, nước trái cây thông thường để đông không có vấn đề gì, chỉ có nước có gas là phát nổ? Điều đó đến từ những nguyên nhân sau đây:
- Khối lượng của nước ở thể lỏng và rắn khác nhau. Từ thể lỏng chuyển qua thể rắn, khối lượng sẽ tăng lên, chiếc lon không đủ sức chứa gây hiện tượng biến dạng.
- Khi nước ở thể lỏng, khả năng hòa tan khí gas tốt hơn khi ở thể rắn. Nước có gas đông đá sẽ giải phóng khí gas Carbon Dioxide, gây ra một áp lực cực kì lớn bên trong, khiến lon nổ tung.
- Sở dĩ những loại nước khác khi đông đá, khối lượng tăng lên nhưng không bị nổ, đó là vì sự khác biệt giữa có gas và không có gas. Nước hòa tan khí gas, nhiệt độ đóng băng sẽ xuống thấp hơn 0 độ C. Với nhiệt độ đóng băng trong tủ lạnh, nước có gas sẽ không hoàn toàn chuyển sang thể rắn mà chỉ ở thể nửa lỏng nửa rắn, gây ra một áp lực và khối lượng cực lớn, cộng thêm lượng khí được giải phóng gây ra hiện tượng nổ tung.
Hãy chấm dứt hoàn toàn thói quen này, nếu không muốn phải sửa tủ lạnh thường xuyên, bạn nhé. Nhiều cẩm nang sử dụng tủ lạnh hiệu quả mà bạn có thể tìm đọc trong này để có thêm kiến thức cần thiết.
Chia sẽ: Khi không sử dụng có nên ngắt điện của tủ lạnh không.